Watermelon of Tina
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Watermelon of Tina

Làm một mình cho một người


You are not connected. Please login or register

Tra cứu thông tin về linh kiện

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tra cứu thông tin về linh kiện Empty Tra cứu thông tin về linh kiện Sun May 03, 2009 12:49 pm

thanhhuymy

thanhhuymy

Ý nghĩa của các chân cắm trên connector IrDA như sau :

- NC : chưa dùng.

- VCC : nguồn 5V.

- GND : đất của nguồn.

- IRRX/CIRRX : tín hiệu nhận về.

- IRTX/CIRTX : tín nhiệu gởi đi...


Nguồn: pcworld.com.vn


Hầu hết các IC đều có hai chân nối với các dây nguồn trên mạch ứng dụng của chúng. Tuy nhiên tên của các chân này tùy vào họ IC và nhà sản xuất ra chúng. Thông thường chúng là như sau:
--- Vcc (với BJT) , Vdd (với FET), V+ : thế nguồn dương.
--- Vee (với BJT) , Vss (với FET), V- : thế nguồn âm.

Kí hiệu đơn giản nhất là V+, V-. Tuy nhiên tùy vào thiết kế bên trong
và truyền thống lịch sử mà người ta sử dụng các tên gọi khác nhau.
Chân có điện thế thấp nhất trên IC thỉnh thoảng được xem như cực đất (kí hiệu GND), người ta coi đó là chân nguồn có điện thế 0v.

Trong lịch sử

Vcc cho biết thế của nguồn được nối với cực góp (collector) của
transistor lưỡng cực. Với loại NPN nó sẽ là +Vcc, còn với PNP nó sẽ là
-Vcc. Có tranh cãi xung quanh nguồn gốc của các ký hiệu kép quy ước
viết phía dưới chữ V. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc của ký hiệu Vcc là
do viết tắt của điện thế cung cấp cho bộ khuyếch đại collector chung
(common collector). Ký hiệu kép cũng có thể được dùng nhằm chỉ rõ rằng
đó chính là thế của nguồn cung cấp (vì nếu chỉ viết Vc người ta có thể
hiểu lầm rằng đó là thế trên cực C).
Nhìn chung các ký hiệu kép được dùng để chỉ ra đó là thế của nguồn. Ví
dụ, Vee cho biết thế emitter được cấp từ chân nguồn. Trong NMOS logic,
Vss cho biết thế nguồn điện cho "source", tương tự Vdd cho biết thế
"drain".
Trong một mạch điện, kí hiệu V với một ký tự ở dưới cho biết hiệu thế
của điểm đó so với đất, ví dụ Vc là thế trên collector so với đất. Nếu
ở dưới V có hai ký tự khác nhau thì đấy là hiệu điện thế giữa hai điểm
đó. Ví dụ, Vbe là hiệu thế rơi trên BE, Vce là hiệu thế collector -
emitter.

Và ngày nay

Các IC họ CMOS đã vay mượn quy ước của NMOS dùng Vdd cho cực
dương Vss cho cực âm mặc dù trong thực tế cả hai đường nguồn âm và
dương đều đi vào "source" ( + nguồn đi tới "source" của PMOS, - nguồn
đi vào "source" của NMOS --- xem hình vẽ về NAND CMOS phía dưới) . Các
họIC sử dụng BJT (trans lưỡng cực) thì ký hiệu Vcc cho nguồn dương, Vee cho nguồn âm.
Các IC
cao cấp hơn thường có những chân với các mức điện thế phục vụ những
chức năng đặc biệt, đi vào hoặc ra khỏi chip. Và những chân này thường
được gắn nhãn với các kí hiệu viết tắt để chỉ chức năng của chúng. Ví
dụ, Vusb là chân nguồn 3.3V cho giao tiếp USB hay Vref là chân cấp điện áp chuấn cho các bộ ADC.


Nguồn : by opendoor2507 dientuvietnam.net

http://boconganh.huhohi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết